Polycarbonate không phải là một vật liệu bền vững được sinh ra tình cờ, mà là kết quả của những nghiên cứu khoa học kéo dài nhiều năm nhằm tạo ra một chất liệu có những đặc tính vượt trội so với các vật liệu truyền thống như kính hay nhựa thông thường. Câu chuyện bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, khi các nhà khoa học đang tìm kiếm một loại polymer có thể kết hợp giữa tính trong suốt, độ bền và khả năng chịu nhiệt cao. Vào năm 1953, nhà hóa học người Đức Dr. Hermann Schnell đã phát hiện ra polymer có cấu trúc đặc biệt sau khi nghiên cứu các hợp chất hóa học liên quan đến nhóm ester, không lâu sau đó ông là người đã phát triển polycarbonate dưới thương hiệu Makrolon và được Bayer thương mại hóa từ năm 1953 và trở thành một trong những sản phẩm nhựa kỹ thuật quan trọng nhất của tập đoàn này, 2015 thương hiệu được chuyển giao cho Convestro cho đến nay.
Và đến năm 1955, một nhà khoa học khác là Dr. Daniel Fox, làm việc tại công ty hóa chất General Electric (GE), thành công trong việc tổng hợp polycarbonate thông qua phản ứng trùng hợp sau đó giới thiệu thương hiệu Lexan ra thị trường và xây dựng nó thành một thương hiệu nổi tiếng về polycarbonate (Năm 2007 thương hiệu chuyển giao cho Sabic cho đến hiện nay).
Đây là một bước đột phá quan trọng trong việc sản xuất polycarbonate, khi các nhà khoa học đã tạo ra một vật liệu có khả năng chịu lực rất tốt mà vẫn duy trì được tính trong suốt giống như kính.
Phương pháp sản xuất polycarbonate nguyên thủy sử dụng phản ứng giữa bisphenol A (BPA) và phosgene, một hợp chất khí độc. Phosgene giúp kết nối các phân tử BPA lại với nhau để tạo ra một chuỗi polymer dài, tạo thành polycarbonate. Quá trình này đã cho ra đời một vật liệu nhựa với tính chất đặc biệt: cực kỳ bền bỉ, trong suốt và có thể uốn cong linh hoạt.
Sự phát triển và ứng dụng đầu tiên
Vật liệu này được sử dụng để sản xuất các dụng cụ y tế như ống nghiệm, bình chứa máu, và bộ phận giả nhờ vào khả năng chịu nhiệt tốt, dễ dàng khử trùng và tính chất trong suốt. Đây là những đặc tính cực kỳ quan trọng trong môi trường y tế.
Chỉ sau đó vài năm, vào giữa những năm 1960, polycarbonate mới được ứng dụng rộng rãi hơn trong các lĩnh vực khác, bao gồm ngành hàng không vũ trụ, ô tô, và điện tử, nhờ vào khả năng chịu lực cực kỳ cao và trọng lượng nhẹ. Đặc biệt, General Electric (GE) là công ty đầu tiên sản xuất polycarbonate ở quy mô lớn, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phổ biến vật liệu này ra thị trường.
Từ ô tô đến điện tử
Vào những năm 1980, polycarbonate đã bắt đầu xuất hiện trong ngành ô tô, đặc biệt là trong sản xuất các chi tiết như đèn pha và cửa sổ xe. Vật liệu này giúp giảm trọng lượng của xe, qua đó giảm tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải CO2. Nó cũng được ứng dụng trong các bộ phận bảo vệ xe hơi nhờ khả năng chịu va đập tốt.
Cùng lúc đó, polycarbonate được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành điện tử tiêu dùng. Các thiết bị như smartphone, máy tính bảng, và máy tính xách tay đều sử dụng polycarbonate để làm vỏ ngoài nhờ vào đặc tính nhẹ, bền bỉ và khả năng chống va đập. Điều này giúp các thiết bị này không chỉ an toàn mà còn giảm thiểu trọng lượng, giúp tăng tính di động.
Polycarbonate trong xây dựng và thiết kế
Vào những năm 1990 đến nay, polycarbonate bắt đầu được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành xây dựng. Các kiến trúc sư nhận ra rằng polycarbonate không chỉ có độ bền cao mà còn có khả năng truyền sáng tuyệt vời, giúp giảm chi phí năng lượng trong các công trình. Việc sử dụng polycarbonate thay thế kính truyền thống trong các mái che, vách ngăn, và tấm lợp đã tạo ra những không gian sống và làm việc sáng sủa, thoáng đãng mà vẫn đảm bảo được sự bảo vệ tối ưu khỏi tác động của thời tiết.
Các công trình nhà kính, nhà xưởng, và đặc biệt là các sân vận động bắt đầu áp dụng polycarbonate để tạo ra những kết cấu mái vững chắc và thẩm mỹ. Polycarbonate không chỉ giúp duy trì độ bền vững mà còn giúp các công trình này tiết kiệm năng lượng nhờ vào khả năng cách nhiệt và chống tia UV hiệu quả. Một ví dụ điển hình là Sân vận động Allianz Arena ở Munich, Đức, nơi polycarbonate được sử dụng để tạo ra các mặt dựng lấp lánh, có khả năng phát sáng vào ban đêm và chịu được các yếu tố thời tiết khắc nghiệt.
Lý do khiến Polycarbonate trở thành vật liệu xuất hiện trong mọi ngành trên thế giới
Polycarbonate đang trở thành một giải pháp quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon và hướng tới mục tiêu Zero Emission trong ngành công nghiệp. Nhờ vào những đặc tính bền vững và khả năng tái chế cao, polycarbonate giúp các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Một trong những cách polycarbonate đóng góp vào giảm tín chỉ carbon là thông qua việc sử dụng vật liệu này trong các ứng dụng thay thế các chất liệu truyền thống có lượng phát thải cao. Ví dụ, polycarbonate có thể thay thế kính và kim loại trong các sản phẩm, giúp giảm trọng lượng của các bộ phận, từ đó tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất và vận hành. Việc sử dụng polycarbonate trong ô tô và hệ thống chiếu sáng là một ví dụ điển hình, vì vật liệu này giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 do việc giảm trọng lượng xe và tăng hiệu quả nhiên liệu.
Hơn nữa, polycarbonate còn được sử dụng trong các hệ thống năng lượng tái tạo như tấm pin mặt trời, nơi nó giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả quang điện. Tấm polycarbonate bảo vệ các tế bào quang điện khỏi tác động của môi trường, đồng thời kéo dài tuổi thọ của các hệ thống này, từ đó giúp giảm lượng chất thải điện tử khi hệ thống kết thúc vòng đời sử dụng. Cùng với đó, khả năng tái chế của polycarbonate cho phép các sản phẩm đã qua sử dụng được tái chế và tái sử dụng nhiều lần, hỗ trợ quá trình sản xuất thân thiện với môi trường.
Polycarbonate còn giúp các doanh nghiệp trong ngành xây dựng giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ thông qua việc sử dụng nó trong các tấm lợp và cửa sổ. Những sản phẩm này có khả năng cách nhiệt tốt, giữ nhiệt và ánh sáng tự nhiên, giúp giảm nhu cầu sử dụng hệ thống điều hòa và sưởi ấm trong các tòa nhà. Điều này không chỉ giảm chi phí năng lượng mà còn làm giảm lượng khí thải carbon từ các hệ thống điện.
Với những lợi ích này, polycarbonate đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược của các doanh nghiệp hướng tới Zero Emission, hỗ trợ mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của quá trình sản xuất đến hành tinh.
Hướng Dẫn Mua Hàng Và Liên Hệ Green Roofing
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sở hữu các sản phẩm Polycarbonate chất lượng từ Green Roofing, vui lòng liên hệ qua hotline hoặc Zalo để được tư vấn chi tiết. Đội ngũ của chúng tôi sẽ cung cấp mẫu thử miễn phí và tư vấn lắp đặt miễn phí nhằm đảm bảo bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho công trình của mình.
Green Roofing cam kết mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho không gian xanh và bền vững của bạn. Hãy cùng chúng tôi xây dựng những công trình hiện đại, thân thiện với môi trường và tận hưởng không gian sống lý tưởng từ các sản phẩm Polycarbonate chất lượng cao!
CÔNG TY TNHH GREEN ROOFING
--------------------------------------------------
- Hotline: 028 6681 7799 - 6651 2899 - 0932 06 6699
- Địa chỉ showroom: 93/5C Nguyễn Thị Tú, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TPHCM
- Email: info@greenroofing.vn
- Website: www.greenroofing.vn